Liên hệ

Tại sao cần có chứng chỉ bảo mật SSL cho website

4.8/5 - (3690 bình chọn)
Tại sao cần có chứng chỉ bảo mật SSL cho website

SSL là gì? Là tiêu chuẩn công nghệ bảo mật đảm bảo tất các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ trang web và trình duyệt một cách riêng tư và tách rời. Tại sao website lại cần có chứng chỉ bảo mật SSL? Dưới đây LARATECH sẽ giúp bạn giải đáp một số thông tin về chứng chỉ bảo mật SSL.

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Chứng chỉ SSL là từ viết tắt của Secure Sockets Layer là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ và trình duyệt web. Chúng hoạt động và đảm bảo tính riêng tư và an toàn của các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt người dùng.

SSL hiện đang là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu trang web trên toàn thế giới giúp bảo vệ dữ liệu truyền tải đi trên môi trường Internet được an toàn. Vậy chứng chỉ SSL bảo vệ website bằng cách nào? Có 2 cách SSL bảo vệ website an toàn:

  • Thứ nhất, được chứng nhận qua một tổ chức chứng nhận của trình duyệt tin cậy mà bạn kết nối là an toàn.
  • Thứ hai, mã hoá các dữ liệu được gửi giữa website của bạn và số lượng khách truy cập. Độ tin cậy sẽ được tăng lên nhờ sự hiển thị khoá bảo mật trên thanh địa chỉ của trình duyệt.

Sau khi dữ liệu đã được truyền tải an toàn trên web thì nó sẽ sử dụng kết nối HTTPS. Vậy HTTPS là gì ? HTTPS ( Hypertext Transfer Protocol Secure) là phiên bản bảo mật của HTTP chính là phương tiện mặc định mà máy tính giao tiếp qua Internet.

Các kết nối HTTPS thông thường thì sử dụng cổng 443 trên Internet, còn các kết nối HTTP không an toàn thường sử dụng cổng 80.

Kết nối HTTPS là gì?

Kết nối HTTPS là gì?

Các loại chứng chỉ bảo mật SSL

Chứng chỉ tên miền DV SSL

Nếu bạn muốn biết “SSL nào được dùng cho chứng thực tên miền” thì DV-SSL là câu trả lời. Chứng chỉ xác thực tên miền DV SSL ( Domain Validated SSL) dành cho những khách hàng cá nhân, khả năng mã hoá cơ bản có giá rẻ. DV SSL chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền, trang web đã được mã hoá an toàn khi trao đổi dữ liệu. Thời gian đăng ký và xác minh được tiến hành rất nhanh.

Chứng chỉ mở rộng cao cấp EV-SSL

Chứng chỉ EV SSL ( Extended Validation SSL) có độ tin cậy cao nhất. Chứng chỉ này chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động. Trong quá trình xác minh doanh nghiệp luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum.

Khi người dùng truy cập vào trang web đã được trang bị chứng chỉ số EV thì thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây. Việc hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu trang web sẽ làm tăng độ tin cậy của website đó với người dùng.

Wildcard SSL

Chứng chỉ Wildcard SSL chỉ dành cho những trang web có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Chứng chỉ này khác với những loại chứng chỉ thông thường khác là chúng có thể chạy không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ SSL duy nhất. 

Nếu khách hàng muốn bảo mật giao dịch trực tuyến như đặt hàng, thanh toán, đăng ký, đăng nhập tài khoản,… bằng SSL thì chứng chỉ Wildcard SSL là sự lựa chọn hoàn hảo.

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Chứng chỉ tổ chức doanh nghiệp OV-SSL

Chứng chỉ xác thực tổ chức OV SSL ( Organization Validation SSL) dành cho những tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao. Chứng chỉ này xác minh quyền sở hữu tên miền và xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên chứng chỉ OV được cấp.

UC/SAN SSL ( Subject Alternative Names)

Chứng chỉ UC/SAN SSL được thiết kế cho những ứng dụng Communication của Microsoft: Microsoft Office Communication, Microsoft Exchange, Lync. Không chỉ thế, chứng chỉ cũng là giải pháp tiết kiệm nhất cho những môi trường khác như Share Hosting và QA Testing.

Chứng chỉ SAN SSL có thể tích hợp với nhiều loại chứng chỉ SSL khác: DV SSL, OV SSL, EV SSL.

Một chứng thực SSL chuẩn chỉ bảo mật duy nhất một tên miền đã được kiểm định. Còn SANs sẽ đảm bảo cho nhiều tên miền con. Với sự linh hoạt sẽ giúp người dùng cài đặt và sử dụng, quản lý dễ dàng.

Tại sao cần chứng chỉ bảo mật SSL cho website

SSL và HTTPS là 2 thành phần rất quan trọng để ngăn chặn các loại mối đe dọa ảo cụ thể, đó là các cuộc tấn công man-in-the-middle. Đây là tình huống chăn dữ liệu không được mã hoá khi truyền giữa các trang và thiết bị của bạn.

Cuộc tấn công tinh vi hơn là giả danh trang web của bạn, một số dữ liệu như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng,…được truyền qua kết nối không an toàn. Dịch vụ SSL sẽ bảo vệ website và khách hàng của bạn.

Các kết nối HTTPS cũng là một yếu tố đánh giá xếp hạng chất lượng SEO với công cụ tìm kiếm Google tạo độ tin cậy cho người dùng truy cập vào website của bạn.

Trường hợp, không biết chứng chỉ bảo mật SSL là gì thì khi nhận thấy khoá móc màu đỏ bị hỏng là sẽ hiểu website có nhiều rủi ro, truy cập không an toàn.

Có thể hiểu cách khác, nếu website của bạn không có chứng chỉ SSL hoạt động thì trang web đó sẽ nhận rất ít lưu lượng truy cập.

Hiện tượng website không truy cập được

Hiện tượng website không truy cập được

Tóm lại, chứng chỉ SSL cài trên trang web của doanh nghiệp cho phép khách hàng truy cập và xác minh tính xác thực, độ tin cậy của website. Chúng đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa trang web với khách hàng được mã hoá, an toàn và bảo mật.

Nếu bạn có những thắc mắc gì về dịch vụ chứng chỉ bảo mật SSL, chứng chỉ SSL hết hạn liên hệ ai, bảng giá SSL như thế nào,… Hãy liên hệ ngay với LARATECH qua website: https://laratech.com.vn/ để được tư vấn nhé.

 

 

 

 

4.8/5 - (3690 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Screaming Frog là gì? Cách sử dụng Screaming Frog hiệu quả năm 2024

Screaming Frog là gì? Cách sử dụng Screaming Frog hiệu quả năm 2024

Screaming Frog là một công cụ phân tích SEO (Search Engine Optimization) được sử dụng rộng rãi để kiểm tra và phân tích các yếu tố liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên một trang web cụ thể . Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Tác giả: Phương Chi Phương Chi 29 Th2 2024
Conversion rate là gì? Cách để tối ưu chuyển đổi website hiệu quả

Conversion rate là gì? Cách để tối ưu chuyển đổi website hiệu quả

Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là tỷ lệ phần trăm của lượt chuyển đổi so với tổng số lượt truy cập hoặc lượt tương tác trên một trang web hoặc trong một chiến dịch tiếp thị
Tác giả: Phương Chi Phương Chi 25 Th11 2023
Disclaimer là gì? Làm thế nào để viết Disclaimer chuẩn cho website

Disclaimer là gì? Làm thế nào để viết Disclaimer chuẩn cho website

Disclaimer là một thông báo từ chối trách nhiệm pháp lý, nhằm giới hạn phạm vi trách nhiệm của một bên đối với bên còn lại trong một mối quan hệ nào đó
Tác giả: Phương Chi Phương Chi 21 Th11 2023
Top 10 xu hương thiết kế website chuẩn SEO mới nhất năm 2024

Top 10 xu hương thiết kế website chuẩn SEO mới nhất năm 2024

Thiết kế website thân thiện với thiết bị di động là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và có thể ảnh hưởng đến vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm
Tác giả: Phương Chi Phương Chi 13 Th11 2023
Topic Cluster là gì? 7 Bước xây dựng Topic Cluster hiệu quả

Topic Cluster là gì? 7 Bước xây dựng Topic Cluster hiệu quả

Thời đại công nghệ số, việc thăng tiến trên Internet và tìm kiếm thông tin đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Để tồn tại và thịnh vượng trực tuyến, việc hiểu và thực hiện các chiến lược SEO hiệu quả là hết sức cần thiết. Trong […]
Tác giả: Vũ Hùng Vũ Hùng 15 Th9 2023
Data Storytelling là gì? Làm thế nào để nội dung câu chuyện thú vị hơn

Data Storytelling là gì? Làm thế nào để nội dung câu chuyện thú vị hơn

Thời đại công nghệ số, dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta tương tác với dữ liệu qua điện thoại di động, máy tính, và các thiết bị kết nối mạng xã hội hàng giờ. Tuy nhiên, không chỉ là việc thu […]
Tác giả: Vũ Hùng Vũ Hùng 14 Th9 2023