Quy trình đăng ký công ty là thông tin được tìm hiểu khá nhiều hiện nay. Vì cứ tính mỗi tháng tại Việt Nam sẽ có hàng chục nghìn công ty mới được thành lập. Bài viết dưới đây, LARATECH sẽ tổng hợp tất cả thủ tục, quy trình đăng ký công ty đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
Trước khi bước vào công việc soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới, chủ doanh nghiệp cần xác định đầy đủ các thông tin liên quan. Cụ thể như sau:
Loại hình công ty là yếu tố đầu tiên và quan trọng nên cần xem xét và nắm vững. Mỗi loại hình công ty sẽ có những đặc điểm riêng nên chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ để xác định và lựa chọn loại hình phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
Trước khi lựa chọn loại hình công ty phù hợp, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, thay thế, bổ sung cũng như quy mô để thu hút nhà đầu tư khác.
Có 5 loại hình doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn:
Ngành nghề kinh doanh của công ty sẽ quy định các lĩnh vực kinh doanh mà công ty/doanh nghiệp đó được phép hoạt động. Do đó, cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ hoạt động trong thời gian sắp tới.
Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp đạt được một số điều kiện nhất định. Hiện nay, tất cả các ngành nghề kinh doanh đều được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về việc đăng ký kinh doanh.
Tên doanh nghiệp yêu cầu liên quan đến việc nhận diện, nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp. Nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ không bị trùng hay nhầm lẫn với tên công ty khác hoặc thành lập trước đó. Để biết tên công ty có bị trùng hay không thì bạn có thể truy cập vào “Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Nơi đặt trụ sở phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của công ty trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ bao gồm: số nhà, hẻm, ngách, ngõ phố, đường, xóm, ấp,…
Thành viên/ cổ đông góp vốn là những người trực tiếp sở hữu doanh nghiệp kể từ lúc mới đăng ký thành lập. Có thể xác định rõ: số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp của mỗi thành viên, tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên là bao nhiêu. Từ đó, có thể xác định được thành viên/cổ đông nào góp vốn cao hơn sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong công ty.
Vốn điều lệ ở đây là số vốn do các thành viên/cổ đông góp hoặc số vốn cam kết góp đủ trong một khoảng thời gian nhất định và được ghi nhận vào điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn mà các thành viên, cổ đông trong công ty góp.
Mức thuế hàng năm mà công ty phải đóng phải được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.
Người đại diện hợp pháp của công ty là người do pháp luật hay do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quy định. Người đại diện sẽ thay mặt các thành viên trong công ty để thực hiện các giao dịch: ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế,… Chức danh của người đại diện có thể là giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các thông tin cần thiết, người thực thủ tục sẽ tiến hành soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Hồ sơ chuẩn sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà một công ty mới thành lập cần chuẩn bị:
Giấy đề nghị đăng ký công ty/doanh nghiệp là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty/doanh nghiệp mới gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong điều lệ của công ty sẽ có những nội dung thỏa thuận:
Nội dung soạn dựa trên những khuôn mẫu chung của luật pháp như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, … Để ấn định tạo lập, hoạt động cũng như giải thể doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Danh sách này chỉ lập đối với những công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Bản danh sách sẽ liệt kê rõ ràng những thông tin của thành viên, cổ đông và tỷ lệ vốn góp trong công ty mà bạn muốn đăng ký.
Mỗi thành viên góp vốn cần chuẩn bị bản sao các giấy tờ như CMND (CCCD), hộ chiếu. Thành viên của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, còn số lượng thành viên là bao nhiêu thì phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Chú ý: Thời hạn CMND chưa quá 15 năm.
Nếu cổ đông góp vốn là người nước ngoài thì cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có hiệu lực.
Chuẩn bị một số giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên góp vốn là tổ chức:
Văn bản uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân đi thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký công ty.
Người làm thủ tục phải là người đại diện hợp pháp của công ty hoặc phải có giấy uỷ quyền cho người đi nộp hồ sơ thay mặt người đại diện.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải chuẩn bị các hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt. Chẳng hạn, đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để quy trình đăng ký công ty mới diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn bạn cần xác định:
Để cần có con dấu phù hợp bạn cần có bản thiết kế để cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu hợp pháp.
Lúc đi đến nhận con dấu người đại diện cần mang theo giấy chứng nhận đăng ký công ty (bản gốc). Nếu không phải là người đại diện thì cần phải có giấy uỷ quyền cho người đi nhận.
Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp thì doanh nghiệp cần làm các công việc sau:
Vậy qua những thông tin về thủ tục, quy trình đăng ký công ty mới trên đây, hy vọng chủ doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ những tài liệu cần thiết để việc đăng ký được diễn ra thuận lợi.
Mọi thắc mắc đừng quen liên hệ với chúng tôi qua website: https://laratech.com.vn/ .